Câu lạc bộ bóng đá Paris Saint Germain, có tiền thân là câu lạc bộ thể thao Stade Saint Germain, được thành lập từ năm 1904 tại Paris. Kể từ năm 1970, đây là một đội bóng mạnh ở nước Pháp và liên tục được tham gia các giải đấu lớn. Hiện đội bóng có sân nhà là sân vận động Công viên các Hoàng tử và thường được gọi tắt là PSG.
Tin tức mới nhất về CLB PSG:
I/ Qúa trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn đầu
– Câu lạc bộ Stade Saint Germain là một câu lạc bộ thể thao thành lập năm 1904. Vào năm 1969, thành phố Paris vẫn chưa có đội bóng đại diện nào được tham gia thi đấu giải bóng đá hạng Nhất nước Pháp. Họ đã kiến nghị thành lập Paris FC và đặc cách tham gia vào giải đấu này nhưng bị Liên đoàn bóng đá Pháp từ chối.
Cùng lúc này thì Stade Saint Germain sau nhiều năm “lăn lộn” cũng đã được đá ở giải hạng 2. Lúc này bên Paris FC và Stade Saint Germain đã làm việc với nhau và cho ra đời đội bóng Paris Saint Germain vào năm 1970.
Ngay lập tức đội đã ký hợp đồng với 5 cầu thủ chuyên nghiệp trong đó cái tên sáng giá Jean Djorkaeff- đội trưởng đội tuyển quốc gia lúc bấy giờ. Trong trận đấu đầu tiên của mình, PSG đã để thua 1-2 đội US Quevilly trên sân Jean Bouin.
– Trong mùa giải đâu tiên, PSG đã chơi rất ấn tượng và được lên hạng. Chính vì vậy, chính quyền thành phố đã quyết định sẽ đầu tư cho họ với điều kiện đội bóng phải trụ hạng, chuyển đến sân Công viên các hoàng tử và chấp nhận hai thành viên Hội đông thành phố vào hệ thống điều hành câu lạc bộ.
- Sự tan rã với Paris FC
– Ngày 21 tháng 12 năm 1971, Hội đồng thành phố yêu cầu đội bóng đổi tên thành Paris FC. Yêu cầu này bị bác bỏ, tuy nhiên Hội đồng thành phố vẫn chưa thôi ý định này. Năm 1972, một phần đội bóng sáp nhập với câu lạc bộ CA Montreuil lấy tên Paris FC tiếp tục được chơi ở giải hạng Nhất. Phần còn lại là Paris Saint-Germain nay đã quay trở lại đấu trường nghiệp dư ở hạng thứ Ba.
- Giai đoạn từ Daniel Hechter đến Canal+
– Mùa giải 1972-73 PSG thi đấu ở giải hạng Ba. Nhưng chỉ sau hai mùa giải, bằng sự xuất sắc của mình đội bóng đã tham gia đấu trường hạng Nhất trong mùa hè 1974. Lúc này đội bóng Paris FC đã bị rớt hạng.
– Daniel Hechter đảm nhiệm chủ tịch câu lạc bộ từ năm 1973. Giai đoạn 1974-1978 là thời kì khó khăn tài chính của câu lạc bộ. Dù thi đấu ổn định và không bị rớt hạng nhưng PSG cũng chưa giành được ngôi vô địch lần nào.
– Năm 1975, đội bóng thành lập trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tại Camp des Loges.

– Năm 1978, sau vụ bê bối giá vé vào sân của Daniel Hechter, Francis Borelli là người lên đảm nhiệm chức chủ tịch.
– Trong hai năm 1982, 1983 PSG hai lần liên tiếp đoạt cúp Nước Pháp và năm 1986 họ vô địch quốc gia lần đầu tiên.
– Năm 1991 vì khó khăn tài chính nên chủ tịch Borelli phải bán câu lạc bộ cho Canal+, một hãng truyền hình tư nhân.
– Năm 1994, PSG giành cúp vô địch quốc gia. Ở mùa giải trước đó, 1992-93, đội bóng này đã từ chối chức vô địch sau khi Olympique Marseille bị dính bê bối dàn xếp tỉ số và bị tước chức vô địch. PSG cũng từ chối tham gia Champions League vào mùa giải sau đó.
– Giai đoạn 1991 – 2006, đội bóng thủ đô đã 5 lần giành cúp Quốc gia, 2 lần đoạt cúp Liên đoàn, 1 cúp C2 châu Âu và cúp Intertoto.
- Từ 2006 đến nay
– Tháng 6/ 2006, Ngân hàng Hoa Kỳ kết hợp cùng 2 quỹ Butler Capital Partners và Colony Capital đã mua lại PSG. Lúc này chủ tịch câu lạc bộ alf Alain Cayzac. Hai mùa giải sau đó đội bóng đá chơi không mấy ấn tượng và chỉ giành được quyền trụ hạng. Alain từ chức và chủ tịch mới lúc này là ông Simon Tahar, rồi đến Charles Villeneuve.
– Đầu năm 2009, sau khi đòi thêm nhiều quyền điều hành tài chính và thể thao của câu lạc bộ, ông Charles Villeneuve đã bị buộc phải từ chức. Người lên thay là Sébastien Bazin, đại diện cho quỹ Colony Capital vào ngày 3 tháng 2 năm 2009. Trong giai đoạn này PSG chỉ giành được Cúp Liên đoàn năm 2008 và Cúp quốc gia năm 2010.
– Tháng 5/ 2011, chủ nhân mới của PSG là Qatar Investment Authority. Tháng 8 năm đó, Leonardo, giám đốc kỹ thuật mới đã thực hiện thay đổi nhân sự có giá lên tới 86,1 triệu euro, trong đó chỉ riêng Juvier Postore thôi đã chiếm 43 triệu rồi. Cuối mùa giải 2011 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Carlo Ancelotti họ về nhì chung cuộc trong đấu trường Ligue 1.
– Mùa giải 2012-13, sau khi chiêu mộ thành công chân sút số 1 Thụy Điển, Zlatan Ibrahimovic với giá 21 triệu euro, PSG đã đoạt cúp vô địch Quốc gia sau 20 năm chờ đợi.

– Trong mùa giải mới, 2013-14, Laurent Blanc trở thành huấn luyện viên của đội bóng sau khi Carlo Ancelotti đến Real Madrid. Mùa giải này PSG đã chi khoảng 100 triệu euro để có được Marquinhos Edinson Cavani và Lucas Digne. Dù đã giành được Cúp Lique 1 và cúp Liên đoàn nhưng PSG vẫn phải ra về tay trắng ở đấu trường châu lục khi để thua 0-2 ở trận lượt về với Chelsea.
– Mùa giải 2014-15, sau khi bỏ ra 50 triệu bảng để có được Hậu vệ David Luiz, đội bóng này đã đạt được những thành công vang dội như đoạt cúp Liên đoàn bóng đá Pháp, vô địch Ligue 1 và vô địch quốc gia. Ở mặt trận UEFA Champions League, PSG đứng thứ 2 vòng bảng, vượt qua Chelsea vòng 1/16 và để thua Barcelona ở tứ kết. Nhìn chung đây đã là một mùa giải thành công đối cới đội bóng đất thủ đô rồi.

– Mùa giải 2015-16, PSG thực hiện vụ chuyển nhượng có giá cao kỷ lục, 63 triệu euro để có được tiền đạo Ángel Di María, toàn đội vẫn bảo vệ được hatrick từ mùa giải trước là Vô địch Ligue 1, vô địch quốc gia và vô địch cúp Liên đoàn. Tuy vậy,ở đấu trường Champions League, đội bóng vẫn chủ đủ mạnh khi một lần nữa ra đi ở vòng tứ kết sau khi để thua Manchester City. Đây cũng là lý do Laurent Blanc chia tay đội bóng, người lên thay thế ông là Unai Emery.
II/ Huy hiệu và trang phục
- Huy hiệu
Logo của câu lạc bộ đã được thay đổi nhiều lần qua các giai đoạn phát triển cũng như sau mỗi lần thay chủ sở hữu. Dễ nhận ra là dù là thời nào đi chăng nữa thì biểu tượng chiếc thuyền – đại diện cho lá cờ Paris, tháp Eiffel và cái nôi hoàng gia, biểu tượng của thị trấn Saint-Germain-en-Laye. Năm 1992 khi câu lạc bộ được mua bởi hãng Canal+, trong logo đã bị loại bỏ hình tháp Eiffel, điều này làm các cổ động viên không hài lòng và ủng hộ. Vì thế mà nó chỉ được dùng trong mùa giải 1994-95 và các văn bản hành chính, sau đó lại quay về với các logo truyền thống như trước kia.
Huy hiệu của câu lạc bộ giờ đã được thiết kế khá đẹp mắt với hai đường tròn bên trong có ghi tên câu lạc bộ và năm thành lập. Vòng trong cùng có hình tháp Eiffel và cái nôi hoàng gia quen thuộc. Logo có màu xanh và đỏ bởi lẽ đây cũng là hai màu trong quốc kì Pháp và cờ thành phố Paris.
- Trang phục
Trang phục thi đấu của PSG chủ yếu có màu đỏ, xanh. Trong trận đầu tiên, trang phục của họ là áo đỏ, quần trắng, tất xanh.
Kể từ sau khi nhà thiết kế Daniel Hechter làm chủ tịch câu lạc bộ thì trang phục của họ là áo xanh có kẻ dọc màu đỏ, bao bởi viền trắng. Cũng có thời đội bóng có áo đấu màu trắng nhưng không duy trì lâu vì sự phản đối từ phái người hâm mộ.
Các hãng đã đầu tư trang phục cho PSG bao gồm Le Coq Sportif, Addisa, Pony và cho đến hiện tại là Nike.
III/ Sân vận động
Sân vận động công viên các hoàng tử nằm ở quận 16 thành phố Paris, gần rừng Boulogne. Sân được xây theo thiết kế của Kiến trúc sư Roger Taillibert và khánh thành ngày 25/5/ 1972. Năm 1973, đội bóng đã có trận đấu đầu tiên trên sân này và một năm đó thì sân trở thành sân vận động chính thứ của câu lạc bộ. Từ năm 1998, sân có ghế màu xanh và đỏ với sức chứa khoảng 48 nghìn người.
IV/ Chủ sở hữu
– Khi Paris Saint Germain được thành lập năm 1970, chủ tịch đầu tiên là ông Pierre-Étienne Guyot, ngoài ra còn có hai phó chủ tịch là ông Guy Crescent và Henri Patrelle lần lượt phụ trách vấn đề hành chính và thể thao. Sau vụ phân tách năm 1971, Henri Patrelle trở thành chủ tịch của câu lạc bộ.
– Daniel Hechter bắt đầu hậu thuẫn về tài chính cho câu lạc nộ từ năm 1973 và lên làm chủ tịch vào năm 1974. Tuy nhiên sau scandal giá vé vào sân năm 1978, ông đã phải thôi chức vụ này.
– Francis Borelli là người lên thay thế cho Daniel Hechter và ông đã làm chủ tịch câu lạc bộ trong vòng hơn 13 năm trước khi câu lạc bộ thuộc về tay Canal+.
– Từ năm 1991 đến 2006, Canal+ đã sử dụng các vị chủ tịch ủy nhiệm như: Michel Denisot, Charles Biétry, Laurent Perpère, Francis Graille, Pierre Blayau.
– Ngày 20/6/2006, Alain Cayzac lên nhận chức chủ tích câu lạc bộ. Ông là thành viên ban lãnh đạo câu lạc bộ từ năm 1987. Sau một thời gian đội bóng thi đấu không có khởi sắc, ông đã từ chức năm 2008 khi vẫn còn 4 vòng thì đấu. Simon Tahar là người được chỉ định lên nắm chức tạm thời cho đến khi Charles Villeneuve lên đảm nhiệm chức vụ này. Đầu năm 2009, Sébastien Bazin lên thay thế Villeneuve rồi không lâu sau vị này phải nhường chỗ cho Robin Leproux, cựu giám đốc đài phát thanh RTL.
– Paul LeGuen và Kombouaré là những vị chủ tịch sau đó tuy nhiên họ cũng không giúp cho đội bóng có tín hiệu gì khởi sắc cho lắm.
V/ Huấn luyện viên
Tên | Quốc tịch | Giai đoạn | Thành tích |
Pierre Phelipon | Pháp | 1970-1972 | Vô địch giải hạng 2 |
Robert Vicot | Pháp | 1972- 1973
1975-1976 |
|
Just Fontaine | Pháp | 1975-1976 | |
Velibor Vasović | Pháp | 1976-1977
1978-1979 |
|
Jean-Michel Larqué | Pháp | 1977-1978 | |
Pierre Alonzo | Pháp | 1976-1977
1977-1978 1979- 1980 |
|
Georges Peyroche | Pháp | 1979-1983
1984-1985 |
2 lần vô địch cúp quốc gia |
Lucien Leduc | Pháp | 1983–1984 | |
Christian Coste | Pháp | 1984–1985 | |
Gérard Houllier | Pháp | 1985–1988 | Vô địch giải hạng Nhất |
GérardHoullier
Erick Mombaerts |
Pháp | 1988 | |
Tomislav Ivić | Pháp | 1988–1990 | |
Henri Michel | Pháp | 1990–1991 | |
Artur Jorge | Bồ Đào Nha | 1991–1994
1998–1999 |
Vô địch giải hạng Nhất
Vô địch cúp Quốc gia |
Luis Fernández | Pháp | 1994–1996
2000–2003 |
Cúp quốc gia Pháp
Cup Liên đoàn Siêu Cup nước Pháp Cúp C2 châu Âu UEFA Intertoto Cup |
Ricardo | Thụy điển | 1996–1998 | Vô địch quốc gia
Vô địch Cup Liên đoàn |
Alain Giresse | Pháp | 1998 | Siêu Cup nước Pháp |
Philippe Bergeroo | Pháp | 1999–2000 | |
Vahid Halilhodžić | Bosna | 2003–2005 | Vô địch quốc gia |
Laurent Fournier | Pháp | 2005–2006 | |
Guy Lacombe | Pháp | 2006–2007 | Vô địch quốc gia |
Paul Le Guen | Pháp | 2007–2009 | Vô địch cúp Liên đoàn |
Antoine Kombouaré | Pháp | 2009–2011 | Vô địch quốc gia |
Carlo Ancelotti | Italy | 2011–2013 | Vô địch giải hạng Nhất |
Laurent Blanc | Pháp | 2013–2016 | Vô địch hạng Nhất 3 lần
Vô địch quốc gia 2 lần Vô địch Cup Liên đoàn 3 lần Vô địch siêu cup 3 lần |
Unai Emery | Tây Ban Nha | 2016- nay | Vô địch quốc gia
Vô địch Cup Liên đoàn 3 lần Siêu cúp quốc gia 2 lần |
VI/ Cầu thủ
Tên | Quốc tịch | Vị trí thi đấu | Số áo |
Kevin Trapp | Pháp | Thủ môn | 1 |
Areola Alphonse | Pháp | Thủ môn | 16 |
Edel Apoula Edima Bete | Armenia | Thủ môn | 30 |
Marcos Venancio de Albuquerque,Ceara | Brazil | Hậu vệ | 2 |
Mamadou Sakho | Pháp | Hậu vệ | 3 |
Tiene Siaka(Siaka Tiene) | Bờ Biển Ngà | Hậu vệ | 5 |
Zoumana Camara | Pháp | Hậu vệ | 6 |
Sammy Traore | Mali | Hậu vệ | 13 |
Sylvain Armand | Pháp | Hậu vệ | 22 |
Tripy Makonda | Pháp | Hậu vệ | 24 |
Christophe Jallet | Pháp | Hậu vệ | 26 |
Loic Landre | Pháp | Hậu vệ | 35 |
Claude Makelele | Pháp | Tiền vệ | 4 |
Anderson Luiz de Carvalho Nene | Brazil | Tiền vệ | 10 |
Mathieu Bodmer | Pháp | Tiền vệ | 12 |
Clement Chantome | Pháp | Tiền vệ | 20 |
Jeremy Clement | Pháp | Tiền vệ | 23 |
Maxime Partouche | Pháp | Tiền vệ | 28 |
Toure Adama | Pháp | Tiền vệ | 31 |
Florian Makhedjouf | Pháp | Tiền vệ | 34 |
Neeskens Kebano | Pháp | Tiền vệ | 38 |
Ludovic Giuly | Pháp | Tiền đạo | 7 |
Peguy Luyindula | Pháp | Tiền đạo | 8 |
Guillaume Hoarau | Pháp | Tiền đạo | 9 |
Mevlut Erding | Thổ Nhĩ Kỳ | Tiền đạo | 11 |
Jean-Eude Maurice | Pháp | Tiền đạo | 21 |
VII/ Thành tích
- Trong nước
– Vô địch quốc gia: 6 lần 1986, 1994, 2013, 2014, 2015, 2016
– Cúp Quốc gia: 1982, 1983, 1993, 1995, 1998, 2004, 2006, 2010, 2015, 2016, 2017
– Cúp Liên đoàn: 1995, 1998, 2008, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018
– Siêu cúp nước Pháp: 1995, 1998, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017
– Vô địch giải hạng Nhì Pháp: 1971
- Châu lục
– Vô địch cúp C2 châu Âu: 1996
– Cúp Intertoto: 2001